Quy trình in sách, in sổ tay bằng kỹ thuật in Offset

Công nghệ In offset hiện nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại nói chung với những kỹ thuật chuyên nghiệp trong việc in sáchin sổ tay, in poster, in catalogue số lượng lớn… Tuy vậy đối với những cá nhân có nhu cầu in sách số lượng ít thì công nghê in kỹ thuật số vẫn được ưa chuộng. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ in kỹ thuật số. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận được chất lượng sách vượt trội mà kỹ thuật in offset đem lại đi cùng với một giá thành vô cùng hợp lý.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình in sách, in sổ tay bằng công nghệ in offset :
Bước 1 : Thiết kế chế bản
Bạn cần chuẩn bị những tư liệu liên quan tới cuốn sách của bạn: nội dung , hình ảnh, thông tin về tác giả…, sau đó đưa lên máy tính để xử lý những thông tin mà bạn cung cấp một cách hài hòa với một bố cục hợp lý, đẹp mắt với sự sáng tạo của riêng người thiết kế dựa trên ý muốn của khách hàng.
Bước 2 : Output Film


Sau khi đã chế bản xong bạn sẽ xuất File ra để output film. Đối với những trang sách có hình ảnh thể hiện nội dung,Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Khi output xong chúng ta sẽ chuyển sang bước phơi bản kẽm.
Bước 3 : Phơi bản kẽm



Sau khi đã có những tấm phim, người ta sẽ phơi từng tấm lên những bản kẽm để rồi có được trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu đặc trưng cơ bản trong Output Film : C, M, Y, K để chuyển tiếp sang phần in.
Bước 4 : In Offset
Trước tiên, người chịu trách nhiệm phần in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu C, M, Y, K để lắp lên quả lô máy in Offset, trong phần vào mực của máy cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu M (Magenta/hồng) thì người ta cũng cho mực M và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu M (Magenta/hồng) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình ban đầu.
Bước 5 : Gia công bản in
- Cán láng : Là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn với 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng. Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên. Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.

- Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm sao cho phù hợp với kích cỡ của cuốn sách ban đầu đặt ra.

Nếu bạn đang thực sự băn khoăn về tìm nơi in sổ tay, in sách theo yêu cầu thì hãy liên hệ với In Đăng Nguyên để được phục vụ tận tình nhất. Phục vụ quý khách 24/7 và nhiệt tình nhất.
In Đăng Nguyên
Địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Hotline : 0914 006 627 - 0961 099 899
Email : indangnguyen@gmail.com | website : indangnguyen.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

𝑳𝒚́ 𝒅𝒐 𝒃𝒂̣𝒏 𝒏𝒆̂𝒏 𝒔𝒐̛̉ 𝒉𝒖̛̃𝒖 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒐̂̉ 𝒈𝒉𝒊 𝒄𝒉𝒆́𝒑

Dịch vụ ly hôn Hoàng Phú - Profile Social

Sản xuất sổ tay trong tháng 5/2019 tại Đăng Nguyên - Giảm giá 20%